Chuyện kinh doanh của 200 chủ tịch họ Nguyễn

Cập nhật: 2013-06-04 01:23:08

Số công ty làm ăn có lãi nhiều gấp 5 lần đơn vị thua lỗ, song không phải chủ tịch nào cũng hoàn toàn mãn nguyện với kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay.

Số công ty làm ăn có lãi nhiều gấp 5 lần đơn vị thua lỗ, song không phải chủ tịch nào cũng hoàn toàn mãn nguyện với kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay.

Với mức lãi gần 4.375 tỷ đồng trong quý I, trước khi về hưu và nhường ghế cho ông Đỗ Khang Ninh vào giữa tháng 4, bà Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty khí Việt Nam (mã CK: GAS) đã hoàn thành hơn một nửa chặng đường mà ĐHCĐ 2013 giao phó. Cùng với niềm vui do kết quả kinh doanh khả quan, cổ phiếu GAS vẫn tiếp tục xu thế tăng từ đầu năm, bất chấp thị trường chứng khoán có những lúc trồi sụt. Hiện giá cổ phiếu GAS nằm trong ngưỡng cao nhất kể từ khi niêm yết, đạt 60.500 đồng.

nguyen-thi-mai-thanh-1370057829_500x0.jp
 Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Cơ điện lạnh là doanh nhân tiên phong theo bình chọn của VnExpress.net. Ảnh: PV

Chung niềm vui với GAS, cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh do bà Nguyễn Thị Mai Thanh làm chủ tịch cũng giữ được mức tăng ổn định. So với đầu năm, mã này đã tăng gấp rưỡi, giúp cá nhân bà Thanh và cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh tăng tài sản thêm lần lượt hơn 107 tỷ đồng và trên 34 tỷ đồng, đạt 272 tỷ đồng và gần 87 tỷ đồng . Mức giá cổ phiếu này đồng thời phản ánh kết quả kinh doanh tiếp tục duy trì được mức ổn định của Cơ điện lạnh. Hết quý I, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn tăng nhẹ, lên trên 513 tỷ đồng, tuy nhiên do khoản thu từ tài chính mất đi (năm 2012, khoản thu này chủ yếu do bán được cổ phiếu STB) khiến lãi giảm còn 43% so với cùng kỳ, đạt 110 tỷ đồng.

Xét chung các đơn vị do các doanh nhân họ Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT, tỷ lệ công ty lỗ bằng khoảng 20% so với số doanh nghiệp làm ăn có lãi trong quý đầu năm. Tuy nhiên, một số đơn vị có lãi cũng chưa biết nên vui hay buồn bởi mức lợi nhuận sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

nguyen-dang-quang-ms-1370058514_500x0.jp
Chủ tịch Masan - Nguyễn Đăng Quang nhận mức lương 0 đồng để dẫn dắt một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong lĩnh vực tiêu dùng ở Việt Nam. Ảnh: PV

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã CK: MSN) do ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch vẫn có lãi 35 tỷ đồng quý I, nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm tới 90%. Sụt giảm này, theo Masan, là do chi phí đầu tư xây dựng thương hiệu tăng cao và và phát sinh khoản chi phí trong việc mua cổ phần của Cám con Cò (Proconco), đồng thời kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng gặp khó khăn hơn.

Ngược với mức suy giảm về lợi nhuận, cổ phiếu của MSN hiện vẫn được thị trường định giá ở mức cao. Không phải là mức giá đỉnh điểm trong 5 tháng qua, nhưng so với đầu năm, cổ phiếu MSN đã tăng 9.000 đồng, đạt 111.000 đồng. Vốn hóa thị trường của Masan theo đó cũng tăng khoảng 6.185 tỷ đồng, lên 76.288 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng có lãi mà vẫn lo. Trong đó, điển hình phải kể tới Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) do bà Nguyễn Thị Như Loan làm chủ tịch và Công ty cổ phần Chứng khoán Xuân Thành (mã CK: VIX) do ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) làm chủ tịch.

nguyen-thi-nhu-loan-1370057830_500x0.jpg
Kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, 2013 vẫn được xem là năm khó khăn với bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai. Ảnh: Hà Thanh

Quốc Cường Gia Lai, quý I vừa qua đã có lãi trên một tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ gần 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty đến nhờ yếu tố được hoàn thuế, chứ không phải do lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản khởi sắc. Thêm vào đó, nhận định về khó khăn của chính mình, trong biên bản họp ĐHCĐ mới đây, Quốc Cường Gia Lai cũng thừa nhận là đang thiếu vốn, khó huy động được từ phía ngân hàng và muốn vay tiền từ phía cá nhân HĐQT và các đối tác. Đồng thời, cũng đạt mục tiêu kinh doanh năm nay với mức doanh thu 1.170 tỷ đồng và lãi trước thuế 50 tỷ đồng.khá thấp so với nguồn vốn trên 6.686 tỷ của công ty.

Còn đối với Chứng khoán Xuân Thành, mức lãi hơn 6 tỷ đồng cũng chưa nói lên nhiều điều nếu đặt trong báo cáo tài chính tổng thể. Tương lai của doanh nghiệp này cũng khó nắm bắt vì hiện, bầu Thụy đang có kế hoạch thoái dần vốn khỏi đây, khi đã bán được 2,2 triệu cổ phiếu trong toàn bộ hơn 24,4 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó. Đồng thời, ông Nguyễn Đức Thụy cũng không xuất hiện trong ĐHCĐ 2013 vừa qua của đơn vị này. Cổ phiếu VIX cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây, khi đóng cửa phiên cuối tuần 31/5, giảm 600 đồng, còn 5.600 đồng.

nguyen-van-an-1370058514_500x0.jpg
Công ty Thái Hòa của ông Nguyễn Văn An vẫn chưa qua thời kỳ khó khăn khi trải qua quý thứ 8 liên tục thua lỗ. Ảnh: Hàn Phi

Số ít doanh nhân họ Nguyễn đang chật vật với bài toán lợi nhuận. Trong đó, ông Nguyễn Văn An - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thái Hòa (mã CK: THV) có lẽ là người "đau đầu" nhất, khi tiếp tục lỗ quý thứ 8 liên tục, với khoản lãi sau thuế âm gần 38 tỷ đồng ba tháng đầu năm. Thêm vào đó, mức tồn kho, tiền mặt, nợ ngắn hạn của công ty chưa thay đổi là bao so với thời điểm cuối năm, lần lượt là 515 tỷ, 554 triệu và 1.120 tỷ đồng... Cùng với chu kỳ kinh doanh không tốt, giá cổ phiếu THV cũng không có dấu hiệu về sự lên giá. Suốt từ đầu năm, mức quen thuộc của THV là quanh ngưỡng 1.000 đồng. Đóng cửa phiên 31/5, giá cổ phiếu này còn 700 đồng.

Cũng có kết quả kinh doanh không như ý trong quý đầu năm, Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (mã CK: ALP) do ông Nguyễn Tuấn Hải làm chủ tịch thông báo mức lỗ quý I là gần 35 tỷ đồng. Dù tuyên bố nguyên nhân vì mua lại các doanh nghiệp bị lỗ khác, dẫn tới kết quả hợp nhất không tốt, nhưng cổ phiếu ALP cũng rớt giá khoảng 60% so với đầu năm, còn gần 4.000 đồng. Tài sản của doanh nhân họ Nguyễn này theo đó cũng mất tầm 600 tỷ đồng, khiến ông rời top đại gia nghìn tỷ trên sàn chứng khoán.

Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading