Đẩy mạnh bơm tiền, ai lợi nhất?

Cập nhật: 2013-06-10 01:22:51

Top 10% hộ gia đình giàu có nhất sở hữu 91,4% số cổ phiếu đang lưu thông. Khi tiền bơm ra đẩy giá cổ phiếu tăng, khoảng cách bất bình đẳng thu nhập càng nới rộng.

Top 10% hộ gia đình giàu có nhất sở hữu 91,4% số cổ phiếu đang lưu thông. Khi tiền bơm ra đẩy giá cổ phiếu tăng, khoảng cách bất bình đẳng thu nhập càng nới rộng.

 

Mấy hôm nay thị trường cổ phiếu có chút loạng choạng, phần nào là vì sợ Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) giảm bơm tiền qua chương trình nới lỏng định lượng (QE, quantitative easing) vào cuối năm nay.

Một kênh tác động của QE là qua hiệu ứng tài sản: khi người tiêu dùng cảm thấy giàu hơn, họ sẽ tiêu tiền mạnh tay hơn.

Nhưng trong một nghiên cứu với tiêu đề “QE nhỏ giọt: Chính sách tiền tệ và Bất bình đẳng” (“Trickle Down QE: Monetary Policy & Inequality"), ông Neal Soss từ Credit Suisse không tiếc lời đay nghiến chính sách này, ông viết

Thật quá mỉa mai, chính sách tiền tệ đang có một hậu quả rất không mong muốn: ấy là thổi bùng lên nạn bất bình đẳng

Sự thật đúng là vậy.

Dữ liệu mới nhất cho thấy top 10% hộ gia đình giàu có nhất sở hữu 91,4% số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ đang lưu thông, tăng từ mức 84,5% năm 2001. Top 1% những người giàu nhất sở hữu hơn một nửa cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ.

Chẳng có gì bất ngờ khi mới đây chỉ số niềm tin tiêu dùng do ĐH Michigan công bố tăng điểm chủ yếu là nhờ nhà giàu. Chỉ số niềm tin của các hộ gia đình thu nhập cao (top một phần ba) tăng tới 15 điểm. Chỉ số niềm tin của hai phần ba số hộ còn lại chỉ tăng có 5 điểm.

Cũng hoàn toàn tự nhiên khi kể từ lúc khủng hoảng nổ ra, bất bình đẳng thu nhập (tính theo hệ số Gini) tăng lên chứ không giảm đi.

Dù bất bình đẳng chỉ có thể giải quyết trong dài hạn, nhưng những lần ngân hàng trung ương can thiệp khi thị trường sụt giảm mạnh vào các năm 1987, 1998 và 2001 đã bị gọi là quyền chọn bán Greenspan (Greenspan put) và chắc chắn chúng đã góp phần tạo ra tâm lý chấp nhận rủi ro quá mức trên phố Wall cũng như làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng.

Một nghiên cứu mới đây tập trung vào top 1% giàu nhất cho thấy người giàu ngày càng giàu lên ngoài chuyện nhờ thuế suất hạ xuống mà còn do thu nhập từ đầu tư vốn của họ tăng lên.

Mối tương quan này ở Mỹ là rõ rệt nhất, khi những người hưởng lương cao nhất (như CEO, các nhà quản lý quỹ đầu cơ) cũng đồng thời là những người giàu nhất.

Thú vị là, nhiều nhà quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu lại đồng thời là những người phản đối QE quyết liệt nhất. Giáo sư Paul Krugman từng gợi ý, có thể giới quản lý quỹ đầu cơ bị thiệt hại khi lợi suất xuống quá thấp, họ bực quá nên mới lớn tiếng chê bai QE.

Chắc chắn, các quỹ đầu cơ không còn mang lợi mức lợi nhuận khủng khiếp như cái thời hoàng kim những năm 1990 nữa, nhưng còn lâu họ mới thiệt hại nặng. Một báo cáo cho biết người ta vẫn đổ tiền vào các quỹ đầu cơ (ròng) trong 14 trên 15 quý gần đây và số tài sản do các quỹ này quản lý đã đặt mức kỷ lục gần 2,4 nghìn tỷ USD. 

Chỉ cần lấy 2% phí quản lý quỹ thôi cũng đã thu về được 48 tỷ USD, tức đủ để mua vài chiếc du thuyền và biệt thự bên bờ biển. Dù có nghĩ gì về QE thì sau một thời gian giới quản lý quỹ cũng học được cách “lướt sóng QE” theo yêu cầu của khách hàng.

Thế nên có lẽ họ không tức giận do “ngồi nhầm thuyền”. Thực tế, nhiều nhà quản lý quỹ đã lớn lên thấm nhuần tư tưởng thị trường tự do của Ayn Rand và tự coi mình là những cá nhân “ghê gớm”, đủ khả năng kiếm tiền nhờ tài năng diệu vợi của mình giữa chốn “cá lớn nuốt cá bé” mang tên thị trường tài chính. 

Do đó nếu sự giàu có của những con người lỗi lạc ấy hóa ra lại đến từ sự can thiệp của chính quyền, cụ thể là ngân hàng trung ương, thì thật chẳng dễ chịu chút nào.

Đương nhiên, nhìn từ một góc khác, cũng thật mỉa mai khi nhà kinh tế cánh tả Paul Krugman lại nhiệt thành đến vậy với một chính sách khiến người giàu ngày càng giàu hơn.

Hương Giang

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading