Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% có dễ hoàn thành?

Cập nhật: 2013-06-19 01:43:31

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% của năm nay thì những tháng còn lại tín dụng phải tăng trưởng đều đặn mỗi tháng tháng trên 1%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% của năm nay thì những tháng còn lại tín dụng phải tăng trưởng đều đặn mỗi tháng tháng trên 1%.

Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 31/5/2013, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 2,98%, cao hơn so với mức cùng kỳ năm ngoái (5 tháng đầu năm 2012 tăng 0,56%); trong đó tín dụng bằng VND tăng 5,48%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 8,41%.

Người đứng đầu ngành ngân hàng Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, để đạt mục tiêu 12% thì 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng 9%.

"Năm ngoái chúng ta cũng đạt gần 9% trong 6 tháng cuối năm. Nếu làm được như năm ngoái thì sẽ đảm bảo cả năm nay được 12% như chỉ tiêu đặt ra. Nếu điều kiện kinh tế tốt hơn có thể đạt tăng trưởng tín dụng 15%”.

Theo Thống đốc, làm tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng mới mong đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mốc 5-5,5%.

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ không dễ dàng

Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% của năm nay thì những tháng còn lại tín dụng phải tăng trưởng đều đặn mỗi tháng tháng trên 1%.

Dựa trên thực tế diễn ra trong năm 2012, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, thị trường bất động sản hoạt động cầm chừng và tổng cầu nền kinh tế đang yếu thì mức tăng trưởng tín dụng trên 1% mỗi tháng là rất khó.

“Hay nói một cách khác, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12% là nhiệm vụ hết sức khó khăn”.

Cơ quan này nhấn mạnh, cần phải nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho năm 2013 nhằm đảm bảo vốn đầu tư cho nền kinh tế. Và muốn đạt được điều này thì cần tiếp tục điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất cho vay tín dụng xuống khoảng 10% nhằm khuyến khích danh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất.

Trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Agribank trên báo VnEconomycũng cho rằng, cần phải mở hai “van” mà trước hết là giải quyết nhanh ách tắc từ việc xử lý tài sản bảo đảm.

Bởi lẽ, hiện nay, việc phát mãi tài sản bảo đảm vô cùng khó khăn, tiêu tốn thời gian, chi phí lớn nhưng ngân hàng không đòi được nợ. Hai là, Chính phủ cần phải tác động mạnh vào chính sách tài khóa để gia tăng tổng cầu.

“Cần phải nâng khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ, tăng đầu tư công, qua đó kích thích tổng cầu, vừa giải quyết tồn kho, giải quyết công ăn việc làm, để góp phần khơi thông tăng trưởng tín dụng” - Ông Bảo nói.

Đừng chạy theo con số

Bàn luận về vấn đề này, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 nếu xét về mặt kỹ thuật thì sẽ không có gì là khó khăn cả.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay không nên quan trọng ở con số 12% hay 15% mà mấu chốt là chất lượng tín dụng đó như thế nào?

“Những đồng tiền được các NHTM đưa ra có “chảy” vào các lĩnh vực ưu tiên, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và giúp cho sự phát triển chung của nền kinh tế hay không?” – Ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho rằng, nếu tín dụng đảm bảo hai yếu tố: Đúng địa chỉ ưu tiên và có nguồn trả nợ chắc chắn (kể cả đối với những khoản vay có tài sản thế chấp) thì tín dụng chỉ cần đạt mức 8 – 10% cũng đã là quá tốt đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.


Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading