Kinh tế Việt Nam: “Đường gập ghềnh tới tương lai”

Cập nhật: 2013-06-03 02:05:37

Dựng lại bức tranh kinh tế Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã chọn tựa đề cho Báo cáo thường niên năm nay là “Trên đường gập ghềnh tới tương lai”.

Dựng lại bức tranh kinh tế Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã chọn tựa đề cho Báo cáo thường niên năm nay là “Trên đường gập ghềnh tới tương lai”.

Nhiều cơ hội để lỡ

Bên cạnh những điểm nghẽn, những cái khó mà nền kinh tế đang đối mặt như Chính phủ và các đại biểu Quốc hội đã nêu, theo VEPR, Việt Nam đang ở chặng đường khó khăn nhất và phải đối diện với những thách thức tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng dần suy kiệt và những độ trễ chính sách từ năm 2012 đang đẩy nền kinh tế vào sự trì trệ chưa từng có. Bên cạnh những vấn đề lớn như lạm phát và giải quyết nợ xấu, VEPR đã đưa ra những phát hiện mới, đó là nguy cơ suy giảm lực lượng lao động ở Việt Nam và nguy cơ rơi vào “lời nguyền tài nguyên” khi vẫn còn xuất khẩu thô, nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi nước này tiếp tục nhập khẩu mạnh tài nguyên và hàng sơ chế.

VEPR cũng nhận xét rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau khi gia nhập WTO. Nếu trước khi gia nhập WTO, Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân là 7,8% năm và lạm phát chỉ ở mức 7,35% năm thì sau khi gia nhập, mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2008-2013 chỉ là 5,8% năm, lạm phát tới 11,5%/năm. Các cơ hội cải cách trong nước cũng như cơ hội mà hội nhập mang lại đã bị bỏ lỡ…

Đã vậy, những giải pháp Chính phủ đề ra được đánh giá là đúng và trúng, nhưng thực hiện chậm khiến kinh tế vẫn trì trệ. Tuy nhiên, nhiều chính sách lại gặp những phản ứng và bình luận ngược chiều nhau, thậm chí là cảnh báo nguy hiểm, đơn cử như giải quyết nợ xấu, điều hành và quản lý thị trường vàng hay vấn đề tăng bội chi để kích tổng cầu…

Đúng nhưng chưa đủ

PGS.TS Võ Đại Lược cho rằng, báo cáo nói đúng nhưng chưa đủ, còn hàng loạt những vấn đề khác nếu không được giải quyết thì không bao giờ giải quyết được vấn đề kinh tế của Việt Nam. Đó là tình trạng tham nhũng, tình hình kinh tế thì nghiêm trọng mà giải pháp thì bình thường…

TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - bổ sung: VEPR đã đúng khi chọn 4 vấn đề lớn đưa ra trong báo cáo nhưng cần làm rõ hơn nữa mức độ tác động đến Việt Nam. Bên cạnh đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc có làm tăng thêm nguy cơ bẫy tự do hóa thương mại không… Tiếp theo là sự biến động của thị trường lao động, báo cáo cần làm đậm hơn nữa ở khía cạnh tác động như thế nào tới khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức…

TS.Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia - “Tôi rất chia sẻ vì với dung lượng của một báo cáo kinh tế không thể nêu hết tất cả mọi vấn đề. Đã vậy, cho dù có tìm được vấn đề mới cần phải nói cũng khó có số liệu cụ thể mà chỉ có thể nói “lơ mơ” như vậy”. Ông Nghĩa gợi ý, những vấn đề còn “lơ mơ” của báo cáo năm nay chính là chủ đề cho báo cáo năm sau.

 Theo Báo Công Thương
Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading