Vẽ bản đồ phân phối hàng Việt

Cập nhật: 2011-09-12 04:36:31

Doanh nghiệp chỉ cần nhấp chuột vào bản đồ sẽ nhận được đầy đủ thông tin của từng địa phương

Bản đồ phân phối là công cụ hiệu quả, chuyên nghiệp được nhiều nước trên thế giới sử dụng từ khá lâu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp (DN) trong nước thì còn quá mới mẻ.

Doanh nghiệp chỉ cần nhấp chuột vào bản đồ sẽ nhận được đầy đủ thông tin của từng địa phương

Bản đồ phân phối là công cụ hiệu quả, chuyên nghiệp được nhiều nước trên thế giới sử dụng từ khá lâu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp (DN) trong nước thì còn quá mới mẻ.

6 tỉnh, thành có bản đồ

Lâu nay, các DN Việt Nam không quan tâm đến điều tra, nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường nông thôn. Địa phương có bao nhiêu điểm bán hàng, hệ thống kho bãi, đại lý… đều phó thác cho các mối lái. Do đó, thông tin phản hồi thường không đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí còn gây hậu quả trong kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường. Để hỗ trợ các DN trong nước, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) kết hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực này tiến hành khảo sát và vẽ bản đồ phân phối tại một số địa phương.


Hàng Việt bán tại các tỉnh

Ngày 31-8, BSA vừa hoàn tất việc vẽ bản đồ các điểm bán lẻ, kênh phân phối hàng Việt tại TP Cần Thơ với 18.000 điểm bán hàng. Bản đồ phân phối gồm toàn bộ các điểm bán hàng (từ TP, thị xã, thị trấn, xã cho đến vùng sâu, vùng xa), hệ thống đại lý, đầu mối phân phối, hệ thống kho, vận chuyển… Cuối năm ngoái, BSA cũng đã hoàn tất việc vẽ bản đồ phân phối hàng Việt tại tỉnh Trà Vinh với gần 20.000 điểm bán trên toàn hệ thống. Tính đến thời điểm này, BSA đã vẽ bản đồ phân phối hàng Việt tại 6 tỉnh, thành gồm Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh. Sắp tới, BSA sẽ triển khai vẽ tiếp bản đồ phân phối tại các địa phương khác.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc BSA, trung tâm cũng đã có kế hoạch huấn luyện, hướng dẫn các DN cách thức đọc và hiểu bản đồ phân phối. Từ đó giúp DN tính toán các phương án thích hợp vào mạng lưới đang có sẵn ở địa phương, xây dựng mạng lưới phân phối gồm nhiều kênh, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển… BSA cũng chuyển giao toàn bộ kết quả nghiên cứu vẽ bản đồ cho các tỉnh để giúp địa phương, các nhà quản lý nắm bắt tổng thể hệ thống phân phối và dòng chảy sản phẩm làm cơ sở điều chỉnh phù hợp nhu cầu và định hướng phát triển.

Giúp bình ổn thị trường

Theo ông Tăng Quan Trọng, Giám đốc bán hàng Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến, các công ty nước ngoài khi mở rộng thị trường tại Việt Nam đều biết hết các ngõ ngách và mạng lưới chân rết, kênh phân phối. Để có được thông tin trên, họ phải đầu tư thời gian, nhân sự nghiên cứu, điều tra thị trường cho riêng họ. Việc có được bản đồ phân phối sẽ giúp DN Việt Nam “tác chiến” hiệu quả hơn, phân định những tuyến bán hàng, thị trường tiềm năng. Ngoài ra còn giúp DN quản lý được đội ngũ bán hàng và hiệu quả công việc mà họ mang lại.

Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng việc vẽ bản đồ phân phối hàng hóa tại các địa phương không chỉ giúp địa phương quản lý trên địa bàn mà còn hỗ trợ rất nhiều cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương nắm đầy đủ thông tin của từng địa phương, từ đó điều tiết hàng hóa phù hợp, kể cả quản lý tốt trong khâu phân phối lưu thông, giá cả cũng như quản lý quy hoạch. Theo ông Nguyễn Duy Thuận, Giám đốc Công ty Tư vấn BDS, bản đồ phân phối còn có giá trị hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý dòng chảy hàng hóa, có ý nghĩa cả trong việc chống hàng giả, hàng lậu cũng như bình ổn được thị trường…

Theo kế hoạch, trong tháng 9, BSA sẽ chuyển giao bản đồ phân phối hàng hóa cho các địa phương và DN. Đây cũng là công cụ để các địa phương quản lý và quy hoạch hệ thống phân phối.

Bài và ảnh: LONG GIANG
Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading