Việt Nam vào danh sách 10 nơi đáng đầu tư nhất thế giới

Cập nhật: 2012-02-22 02:30:41

Danh sách do CNBC bình chọn xếp Việt Nam ở vị trí thứ 7 trong số 10 nền kinh tế đáng đầu tư nhất thế giới trong vòng 40 năm tới. GDP vào năm 2050 của toàn nền kinh tế, theo đó đạt khoảng 450 tỷ USD.

Danh sách do CNBC bình chọn xếp Việt Nam ở vị trí thứ 7 trong số 10 nền kinh tế đáng đầu tư nhất thế giới trong vòng 40 năm tới. GDP vào năm 2050 của toàn nền kinh tế, theo đó đạt khoảng 450 tỷ USD.

Danh sách được CNBC xây dựng dựa trên Báo cáo Thế giới năm 2050 của HSBC. Báo cáo xếp Philippines, Ukraine và Peru ở 3 vị trí hàng đầu. Trong khi đó, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc lần lượt xếp ở các vị trí thứ 4, 7 và 9. Thứ hạng này chủ yếu dựa trên tốc độ tăng GDP trung bình dự kiến trong vòng gần 40 năm tới.

Với trường hợp của Việt Nam, các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng bình quân có thể đạt khoảng 5,2% từ nay đến 2050 và đạt khoảng 451 tỷ USD tại thời điểm đó. CNBC cho rằng việc trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới cho thấy nông nghiệp vẫn là động lực chủ yếu cho kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, những định hướng của Chính phủ đang giúp nền kinh tế tự do và đa dạng hóa rất nhanh.

Hiện khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm khoảng 40% GDP nhưng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi để khai thông dòng vốn đầu tư nước ngoài. Lợi thế chính của Việt Nam trong quá trình này là giá gia công rẻ đang biến nền kinh tế hơn 80 triệu dân trở thành một điểm đến, ở góc độ nào đó, còn hấp dẫn hơn cả Trung Quốc đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc, sản phẩm công nghệ.

Bước chân vào Việt Nam 6 năm trước, Intel dường như đã đặt cột mốc đầu tiên cho doanh nghiệp công nghệ đến Việt Nam. Theo sau hãng sản xuất thiết bị máy tính hàng đầu thế giới, hàng loạt tên tuổi lớn của làng công nghệ như Samsung, Canon hay Foxconn cũng khẳng định sự hiện diện với hàng triệu USD đầu tư. Các chuyên gia cũng cho rằng đây là cơ hội lớn để Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ - điện tử lớn tiếp theo tại châu Á.

Điểm trừ lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay có lẽ vẫn là lạm phát. Theo CNBC thì mức tăng CPI hơn 18% trong năm 2011 đã cản trở lớn tới tăng trưởng của Việt Nam và làm xấu đi hình ảnh của nền kinh tế trong mắt các nhà đầu tư.

10 nước có tăng trưởng trung bình cao nhất giai đoạn 2010 - 2050

STT Quốc gia Tăng trưởng trung bình GDP 2010* GDP 2050
1 Philippines 7% 112 1.688
2 Ukraine 6,5% 45 462
3 Peru 5,5% 85 735
4 Ấn Độ 5,5% 960 8.165
5 Bangladesh 5,5% 78 673
6 Malaysia 5,3% 146 1.160
7 Việt Nam 5,2% 59 451
8 Ai Cập 5,1% 160 1.165
9 Trung Quốc 5,1% 3.511 25.334
10 Algeria 5% 76 538

(Đơn vị: tỷ USD - (*) Tỷ giá theo kỳ gốc năm 2000)

Nhật Minh

Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading