Doanh nghiệp Nhật Bản để mắt tới EWEC

Cập nhật: 2011-09-01 02:06:08

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung, vào cuối tháng 11 năm nay, tại TP. Đà Nẵng sẽ diễn ra Hội thảo “Thu hút đầu tư Nhật Bản vào Hành lang Kinh tế Đông - Tây” do UBND các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai của Nhật Bản (gọi tắt là Kankeiren) chủ trì, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư miền Trung tổ chức thực hiện.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung, vào cuối tháng 11 năm nay, tại TP. Đà Nẵng sẽ diễn ra Hội thảo “Thu hút đầu tư Nhật Bản vào Hành lang Kinh tế Đông - Tây” do UBND các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai của Nhật Bản (gọi tắt là Kankeiren) chủ trì, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư miền Trung tổ chức thực hiện.

Ông Trịnh Minh Vân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung cho biết, thông qua Kankeiren, dự kiến, Hội thảo này sẽ thu hút khoảng 100 DN Nhật Bản đến để tìm cơ hội đầu tư vào miền Trung Việt Nam và EWEC. “Đây cũng là dịp tăng cường hợp tác về kinh tế, đầu tư giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài khu vực, đặc biệt là Nhật Bản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của các địa phương trong khu vực trên một số lĩnh vực như cơ sở hạ tầng du lịch…”, ông Vân nói.

Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như lãnh đạo các quốc gia và địa phương có liên quan đều đánh giá cao tiềm năng phát triển của EWEC. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nhiều dự án đầu tư để khai thác các tiềm năng của EWEC. Chính vì vậy, việc các DN Nhật Bản quan tâm nhiều đến EWEC được xem là bước tạo đà để tiến tới hiện thực hoá việc thu hút đầu tư vào EWEC.

EWEC đi qua 13 tỉnh của 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào EWEC đã được thảo luận và nhất trí thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào tháng 10/1998. Với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Nhật Bản, nhiều hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt ở EWEC như Dự án Nâng cấp cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, Đường hầm đèo Hải Vân, Quốc lộ 9... đã được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, cây cầu quốc tế Lào - Thái Lan thứ hai qua sông Mê Kông được khánh thành, chính thức nối liền 7 tỉnh Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Savannakhet, Lào và 3 tỉnh miền Trung của Việt Nam.

Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng, các nước liên quan cũng chú trọng thúc đẩy hợp tác về “hạ tầng mềm”, như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho qua lại biên giới, hợp tác du lịch...

Nằm ở đầu phía Đông của EWEC, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC, mà của cả GMS, TP. Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý rất quan trọng cùng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch… Các tỉnh Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên, nhiên, vật liệu…

Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông đã cho phép kết nối 4 di sản văn hoá thế giới của các nước liên quan, thực hiện sáng kiến “ba nước, một điểm đến”. Ý tưởng “ăn sáng trên đất Thái Lan, ăn trưa tại Lào, tắm biển và ăn tối tại miền Trung Việt Nam” đến nay đã trở thành hiện thực.

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đánh giá, Đà Nẵng chiếm lợi thế phát triển rất mạnh trên EWEC, nếu cải thiện cơ sở hạ tầng đi cùng sự thông thoáng thủ tục hải quan. Thông qua cảng biển Tiên Sa, Đà Nẵng là điểm cuối quan trọng gắn kết Campuchia, Lào và Đông Bắc Thái Lan trong GMS với thế giới bên ngoài, cũng như hưởng lợi không nhỏ từ đường cao tốc châu Á số 1.

Các quốc gia, địa phương thuộc EWEC đã và đang nỗ lực để sớm xây dựng nên một EWEC phát triển, thịnh vượng, nhưng để đạt được điều đó, vai trò của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Nhật Bản là rất quan trọng

(Theo baodautu.vn)

Tin tứcQuy địnhBảng giá QC
Góp ý
Loading